Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, luôn nằm trong top 3 sàn về khối lượng giao dịch. Xét về volume có điều chỉnh trên Coinmarketcap, Binance hiện xếp hàng đầu. Đặc biệt, trong danh sách các sàn có volume thực do Bitwise công bố, sàn Binance cũng là một cái tên được xuất hiện trong danh sách. Hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết về sàn giao dịch này nhé. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến tiền điện tử và chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo qua top 10 sàn crypto lớn nhất thế giới.
Giới thiệu về Binance
Binance là sàn giao dịch crypto (tiền điện tử/ tiền mã hóa) được thành lập vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao tại Trung Quốc. Hiện tại, Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch với hơn 1000 cặp giao dịch.
Người đứng đầu Binance là Changpeng Zhao (hay còn gọi là CZ). Ông là cựu quản lý của Bộ phận phát triển tại Blockchain.com, nhà đồng sáng lập và quản lý kỹ thuật của sàn giao dịch nổi tiếng một thời – OKCoin.
Đầu tháng 07/2017, Binance tiến hành huy động vốn qua hình thức gọi vốn ICO. Nhờ vào hồ sơ khủng của CEO, dự án sàn giao dịch Binance nhanh chóng thu hút được sự chú ý từ cộng đồng. Vòng gọi vốn ICO của Binance kéo dài từ 01/07 – 21/07/2017 đã thu về 15 triệu USD và có hơn 20.000 lượt đăng ký vào những ngày đầu.
Ắt hẳn bạn sẽ thắc mắc sàn binance của nước nào, đúng không?
Lúc mới thành lập, sàn Binance có trụ sở tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi quốc gia tỷ dân thắt chặt quy định với tiền mã hóa, sàn đã chuyển văn phòng sang Hong Kong và Nhật Bản. Không may thay, Binance vẫn vướng vào các rắc rối pháp lý ở Nhật Bản. Vì thế, tháng 03/2018, sàn giao dịch Binance rời Nhật Bản và chuyển đến đảo quốc Malta.
Hệ sinh thái rộng lớn của Binance
Nếu trước đó, Binance chỉ đơn thuần là một sàn giao dịch tiền điện tử, thì hiện nay hệ sinh thái của Binance đã được mở rộng, bao gồm:
- Binance CEX: Sàn giao dịch tập trung các tài sản tiền điện tử và Blockchain, với nhiều hình thức giao dịch như Binance Margin, Future, P2P…
- Binance Institutional: Cho phép nhà giao dịch VIP tiếp cận các dịch vụ sàn giao dịch và giao dịch OTC chuyên nghiệp. Đội ngũ giàu kinh nghiệm của Binance hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tượng tham gia khác trên thị trường.
- Binance DEX: Sàn giao dịch phi tập trung.
- Binance Research: Chuyên phân tích và báo cáo thị trường.
- Binance Academy: Cung cấp mọi kiến thức về thị trường Crypto và Blockchain.
- Binance Charity: Quỹ từ thiện.
- Binance Labs: Quỹ đầu tư.
- Binance Broker: Chương trình môi giới bao gồm: môi giới Widget, môi giới API và môi giới sàn giao dịch.
- Binance Cloud: Giúp các doanh nghiệp xây dựng sàn giao dịch riêng.
- Binance Launchpad: Nền tảng phát hành các token.
- Trust Wallet: Ví lưu trữ tiền điện tử chính thức của Binance.
- Binance NFT: NFT Marketplace cho phép mua bán trao đổi NFT trên Binance.
Đánh giá sàn Binance 2022
Ưu điểm
Một số ưu điểm của sàn Binance như:
- Hiện có hơn 1000 cặp giao dịch: Đây là con số cực kỳ khổng lồ. Hầu như các altcoin mà người dùng muốn giao dịch đều có mặt trên sàn giao dịch Binance.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Đặc biệt, tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ được sàn phát triển sớm nhất. Bên cạnh đó, Binance có đội ngũ và một kênh Telegram chuyên hỗ trợ tiếng Việt. Giúp việc sử dụng sàn Binance dễ dàng, không lo trở ngại về ngôn ngữ.
- Chương trình thưởng hoa hồng lên đến 40%: Trên thực tế, Binance chính là sàn tiên phong thưởng ref cho người dùng. Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm một khoản thu nhập thụ động khá lớn nếu mời được nhiều người khác tham gia sàn.
- Không cần KYC đã có thể rút đến 2 BTC/ngày: Khác với các sàn khác bắt buộc phải KYC mới rút được tiền (như Poloniex,…), người dùng có thể sử dụng Binance cho các giao dịch nhỏ lẻ mà không cần cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân.
- Hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn.
- Quỹ bảo vệ tài sản người dùng (gọi tắt là SAFU): 10% phí giao dịch trên sàn sẽ được chuyển vào quỹ này để bảo hiểm cho tài sản của người dùng.
- Có đa dạng các loại giao dịch cho bạn skin in the game: Trade spot, margin, OTC hay P2P trên sàn Binance.
Nhược điểm
Vì là sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến trên thế giới, nên Binance cũng là mục tiêu bị tấn công hack rất cao.
Năm 2018, sàn Binance đã có một số sự cố đáng tiếc. Cụ thể, vào tháng 7, một đồng coin vô danh đã có được giao dịch lên đến 96 BTC. Trường hợp này được dự đoán là bị hacker tấn công hoặc có thể do chính Binance thừa cơ làm giá.
Các loại phí trên sàn giao dịch Binance
Phí giao dịch
Binance hiện đang áp dụng tính phí giao dịch theo mô hình Maker – Taker trong vòng 30 ngày:
- Với account thông thường, giao dịch ít hơn 100 BTC (trong 30 ngày) thì phí mua và bán trên Binance là 0.1%.
- Nếu giao dịch trên 100 BTC (30 ngày), hoặc hold 50 BNB trở đi, lệnh Maker chỉ phải trả 0.09% phí, lệnh Taker trả 0.1%.
Giao dịch số lượng càng nhiều hay (hoặc đồng thời) giữ BNB trong tài khoản càng nhiều, thì sẽ được giảm phí giao dịch nhiều hơn nữa.
Đặc biệt, sàn giao dịch Binance khuyến khích người dùng sử dụng BNB để giảm phí giao dịch. Bạn sẽ được giảm thêm 25% phí nếu thanh toán phí bằng BNB.
Phí nạp, rút
Giống nhiều sàn giao dịch tiền điện tử khác, phí nạp coin trên sàn giao dịch Binance là miễn phí. Phí rút sẽ tùy thuộc vào từng coin.