Với nhu cầu đời sống kinh tế ngày một tăng, dân số cũng tăng, xã hội cần nhiều hơn các dịch vụ cho cuộc sống. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cũng đòi hỏi tốt hơn, nhanh hơn và chất lượng hơn. Trước thực trạng các bệnh viện công không đủ khả năng phục vụ nhu yếu y tế cho người dân. Tuy nhiên phần lớn các phòng khám chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc vấn đề xử lý lưu lượng nước thải chỉ xử lý sơ bộ, nước xả thải không đạt tiêu chuẩn. Do đó nước thải được thải từ những nơi này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường sống đến mức báo động.

1. Những vấn đề hay gặp phải trong việc xử lý nước thải y tế

Nước thải xả ra từ bệnh viện, trung tâm y tế là loại nước thải phát sinh từ:

  • Các hoạt động thăm khám chửa bệnh
  • Nước thải từ các hoạt động xét nghiệm trong phòng xét nghiệm
  • Nước thải sinh ra từ hoạt động sinh hoạt thường ngày như tắm giặt, vệ sinh, nấu ăn, tẩy rửa, giặt tẩy,…

Những vần đề mà các cơ sở y tế hay gặp phải trong việc xử lý nước thải y tế

  • Chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) theo quy định nhà nước
  • Đã có hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) nhưng không đạt tiêu chuẩn
  • Cần cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) vì không đủ công suất 
  • Hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện) gặp sự cố khi đang hoạt động
  • Cần chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện)
  • Cần tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện, phòng khám) 
  • Nước thải y tế quá ít, có cần phải xử lý hay không 
  • Xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế (bệnh viện, phòng khám) khoảng bao nhiêu tiền 
  • Diện tích mặt bằng quá nhỏ, không có chỗ trống để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế

2. Tác hại đến với môi trường xung quanh của nước thải y tế

Nước thải y tế xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà chưa được xử lý triệt để thì rõ ràng là môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Tiếp đến là các cây trồng , sinh vật thủy sinh như tôm, cá,… sống ở xung quanh sẽ kém phát triển thậm chí diễn ra trường hợp chết hàng loạt gây tác động lớn đến đời sống kinh tế của người dân ở các khu vực lân cận.

Nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường bên ngoài về lâu dài sẽ làm đất đai ở các khu vực đó bị nhiễm độc. Từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường đất ở đây, làm biến đỗi mục đích sử dụng đất ở khu vực này theo chiều hướng ngày càng xấu.

Các loại động vật như trâu bò, vật nuôi gia súc gia cầm nếu tiếp xúc với môi trường đất ô nhiễm này và được con người tiêu thụ thông qua việc ăn các loại gia súc gia cầm này vẫn bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm.

Nếu bạn quan tâm về vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt có thể truy cập thêm ở link nhé. Chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích mà bạn cần tại đây.

3. Phương pháp xử lý nước thải y tế cho các cơ sở y tế

Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

  • Phương pháp này áp dụng các lớp vật liệu đệm sinh học để phân tích nước thải thành nhiều mảng nhỏ. Từ đó lọc bỏ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí.
  • Toàn bộ quy trình xử lý nước thải y tế này được diễn ra trong môi trường khép kín không cần dùng máy bơm sục.

Phương pháp này thường xuyên được áp dụng cho nước thải sản sinh ra từ trường học, bệnh viện, trạm y tế và các phòng khám nói chung, thích hợp với các loại nước thải y tế có nồng độ ô nhiễm ở mức độ vừa phải.

Hệ thống xử lý nước thải y tế sử dụng phương pháp công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt mang lại hiệu quả xử lý tối ưu.

Ngoài ra hệ thống này còn dể thi công, dể lắp đặt, dể dàng vận hành, hệ thống ít gây ra tiếng ồn, hao tốn ít điện năng và không cần cấp khí cuỡng bức.

Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính

Phương pháp này thường xuyên được áp dụng cho các hệ thống xử lý có nước thải có thành phần Amoni và hữu cơ cao.

Sử dụng phương pháp này đạt được hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên để áp dụng được thì hệ thống cần phải có bể hiếu khí, máy bơm sục khí và bể lắng.

Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống áp dụng phương pháp bùn hoạt tính này khá thấp tuy nhiên chi phí vận hành lại cao. Bao gồm chi phí đào tạo cho nhân viên vận hành vì nếu vận hành không đúng kỹ thuật thì hệ thống sẽ xuất hiện tiếng ồn, mùi hôi và hiện tượng bùn bị nổi lên trên bể lắng.

Xử lý bằng phương pháp bãi lọc trồng cây

Áp dụng phương pháp này đối với các trạm y tế, trung tâm y tế tiết kiệm được một khoản ngân sách khá lớn ở chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành và bảo dưỡng cho hệ thống này cũng không cao.

Ngoài ra hiệu quả xử lý nước thải cũng tốt, ngoài ra hiện trường thi công và vận hành của hệ thống cũng tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp và thân thiện với môi trường xung quanh.